Bạn có thể sẽ bị đau núm vú trong 1-2 tuần đầu cho con bú. Núm vú và quầng vú của bạn có thể bị đỏ và đau. Sau tuần đầu tiên, sự khó chịu này sẽ thuyên giảm. Việc cho con bú thường không gây đau đớn cho mẹ. Nếu núm vú của bạn bị bầm, nứt nẻ, chảy máu hoặc giộp lên, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia ngay lập tức.
Nguyên nhân gây đau núm vú là gì?
- Bé bám ti mẹ không đúng có thể khiến bạn bị đau núm vú. Khi bé bám ti, cằm và môi dưới của bé phải chạm vào quầng vú của bạn trước. Sau đó môi trên của bé sẽ ngậm gần hết quầng vú vào miệng. Nếu bạn cảm thấy đau khi bé bám ti, hãy ngừng cho bé bú và thử lại. Khi bé đã bám ti đúng, bạn sẽ nghe thấy bé bú chậm và sâu. Núm vú của bạn nên có kích thước bằng nhau trước và sau khi cho bú.
- Bồng bé không đúng tư thế cũng có thể khiến bé bám ti không đúng. Hãy bồng bé sao cho tai, vai và lưng của bé thẳng hàng trong suốt quá trình cho bú.
- Căng tức ngực cũng có thể khiến bé bám ti không đúng. Căng tức ngực có nghĩa là ngực bạn có quá nhiều sữa đến nỗi bé gặp khó khăn trong việc bú. Khoảng thời gian giữa các lần bú quá lâu có thể gây căng tức ngực. Lúc này, ngực bạn sẽ bóng lên, cảm giác cứng và đau. Quầng vú và núm vú của bạn có thể bị sưng lên khiến cho bé không thể bám ti tốt. Hãy hút bớt sữa trước khi cho bé bú để giúp bé bám ti tốt hơn. Cho bé bú hoặc hút sữa thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa căng tức ngực, nhiễm trùng ngực cũng như giảm lượng sữa.
Đau núm vú có ảnh hưởng gì đến việc cho bú không?
Bạn sẽ cảm thấy căng thẳng nếu bị đau khi cho con bú. Cảm giác căng thẳng này có thể ngăn sữa không đến núm vú của bạn (xuống sữa). Nếu con bạn cần bú mạnh hơn để có sữa, điều này có thể làm núm vú bạn đau đớn hơn. Hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia ngay lập tức nếu núm vụ bạn bị đau hoặc nứt nẻ. Bạn nên ngừng cho con bú khi bị đau núm vú. Các chuyên gia khuyên bạn nên cho con bú trong ít nhất 6 tháng.
Tôi có thể chữa đau núm vú bằng cách nào?
- Giảm đau. Chườm nóng ngực có thể giúp bạn giảm đau. Những loại thuốc giảm đau không cần đơn như ibuprofen cũng có thể giúp bạn cảm thấy đỡ hơn.
- Bôi thuốc mỡ. Những loại thuốc mỡ như lanolin có thể giúp bạn không bị khô núm vú. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia về loại thuốc mỡ mà bạn có thể dùng khi bị đau núm vú.
- Thử bồng con ở tư thế khác khi cho bú. Việc này có thể giúp giảm áp lực lên vùng bị đau. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia để con bạn có thể bám ti tốt nhất. Họ cũng có thể chỉ cho bạn cách bồng bé trong suốt quá trình cho bú.
- Cho bé bú núm vú ít bị đau hơn trước. Bé thường bú mạnh hơn khi mới bắt đầu bú ti mẹ.
- Sử dụng máy hút sữa. Bạn có thể dùng máy hút sữa cho đến khi núm vú của mình lành hoàn toàn nếu cảm thấy quá đau khi cho con bú trực tiếp.
Tôi có thể ngăn ngừa đau núm vú bằng cách nào?
- Chỉ vệ sinh núm vú bằng nước ấm. Đừng bao giờ dùng xà bông có chứa cồn vì cồn sẽ làm cho núm vú bạn bị khô và kích ứng. Đừng dùng những loại bông có chứa nhựa để vệ sinh núm vú.
- Cho bé ngừng bú một cách nhẹ nhàng. Việc này sẽ giúp bảo vệ núm vú và quầng vú của bạn. Bạn có thể thử đặt ngón tay vào góc miệng bé giữa hai nướu để cho bé ngừng bú.
- Cho bé bú thường xuyên để ngăn ngừa căng tức ngựa và đau núm vú. Hãy quan sát và lắng nghe bé để biết được khi nào thì bé muốn bú. Bạn có thể nghe những âm thanh như tiếng bú, gù hoặc thở dài. Bồn chồn hoặc ngậm ngón tay cũng là một dấu hiệu cho thấy bé muốn bú. Bạn nên cho bé bú từ 8-12 lần mỗi ngày.
- Tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi chọn mua máy hút sữa. Máy hút sữa không phù hợp có thể gây sưng và đau núm vú. Đừng quên hỏi về cách dùng máy nữa nhé.
Khi nào thì tôi nên đi khám bác sĩ?
Hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu:
- Bạn bị sốt.
- Một hoặc cả hai ngực đều bị đỏ, sưng hoặc cứng, đau đớn, và cảm thấy ấm hoặc nóng.
- Núm vú của bạn bị chảy mủ.
- Bạn nhìn hoặc cảm thấy một u mềm trong ngực mình.
- Bạn bị đau núm vú khi cho con bú hoặc giữa các lần cho bú.
- Bạn có thắc mắc về tình trạng của mình.