.

Tìm hiểu về căng tức ngực và viêm vú


Căng tức ngực sinh lý

Trong những ngày đầu tiên sau khi sinh, ngực vẫn còn mềm và tiết ra sữa non. Sữa non có rất nhiều màu và lượng sữa thường khá ít, nhưng vừa đủ với nhu cầu của em bé lúc bây giờ. Sữa non rất giàu các thành phần tăng cường miễn dịch giúp bảo vệ đứa con vừa chào đời của bạn.


cang tuc nguc viem vu

Trong vòng 72 giờ, bạn sẽ nhận thấy những sự thay đổi trong ngực mình. Chúng sẽ trở nên đầy đặn, chắc, ấm, và có thể đau  khi chạm vào khi mà lượng sữa tăng lên và sữa non bắt đầu biến thành sữa đủ tuổi. Thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng này là căng tức ngực sinh lý.

Ngực bạn sẽ tự điều chỉnh theo thời gian, sản sinh ra lượng sữa phù hợp với nhu cầu của con bạn. Trong trường hợp bị căng tức ngực quá mức hoặc kéo dài, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn cho con bú. Con bạn sẽ giúp bạn khắc phục chứng căng tức ngực sinh lý bằng cách thường xuyên bú sữa. Điều này có nghĩa là bạn nên cho con bú ít nhất 8-12 lần một ngày. Nếu con bạn không bám ti tốt hoặc không bú thường xuyên, ngực bạn sẽ trở nên quá đầy sữa. (Bạn cũng có thể sử dụng máy hút sữa để hút sữa nhằm giảm căng tức ngực).

Tình trạng quá đầy sữa này sẽ làm giảm độ đàn hồi của ngực và núm vú, dẫn đến đau núm vú và/hoặc bé khó bám ti hơn.

 

Căng tức ngực bệnh lý

Nếu vấn đề này kéo dài, hoặc cảm giác quá đầy sữa hoặc đau xuất hiện sau 7-10 ngày đầu tiên thì đây có thể là chứng căng tức ngực bệnh lý, gây ra bởi việc ngực không được rút sữa hợp lý.

Bé bám ti không tốt thường là nguyên nhân gây ra tắc ống dẫn sữa, dẫn đến căng tức ngực.

Ngực sẽ bị đau khi chạm vào, có thể ở một vị trí nhất định nào đó và có thể một vùng trên ngực sẽ bị đỏ lên.
Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách thay đổi tư thế khi cho con bú, massage nhẹ nhàng vùng bị đau trước khi và thỉnh thoảng trong quá trình cho con bú.

Cho con bú thường xuyên sẽ đảm bảo sữa mẹ chảy tốt. Hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia để giúp con bạn có thể bám ti một cách tốt nhất.

Nếu sữa không được rút ra, nó sẽ ở lại trong ngực. Lúc này, các tín hiệu hóa học sẽ được phát ra và làm giảm lượng sữa mẹ. Căng tức ngực đau đớn và kéo dài sẽ làm giảm lượng sữa mẹ và thậm chí gây ra viêm vú.

 

Chứng viêm vú

Chứng viêm vú là tình trạng người mẹ có cảm giác như có sự nóng cháy trong tuyến vú hoặc mô vú. Chứng viêm vú có thể bị gây ra bởi áp lực bên trong hoặc bên ngoài vốn dẫn đến sự ứ sữa bên trong ngực. Căng tức ngực kéo dài và núm vú bị nứt nẻ nhưng không được điều trị có thể dẫn đến viêm vú.

Những dấu hiệu của chứng viêm vú

  • Đau ngực ở một vị trí nhất định
  • Một vùng trên ngực bị nóng và đỏ lên
  • Cảm thấy không khỏe trong người
  • Bị sốt hoặc cảm
Nếu có những triệu chứng này, bạn nên đến bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị.

Cách điều trị

  • Thường xuyên cho con bú hoặc hút sữa để giảm căng tức ngực và kích thích sữa chảy tốt
  • Nghỉ ngơi đầy đủ
  • Massage ngực, đặc biệt là ở vị trí bị đau
  • Chườm nóng ngực trước khi cho con bú để kích thích xuống sữa
  • Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ nếu cần thiết
cang tuc nguc viem vu
Hút sữa thường xuyên bằng máy hút sữa Medela Swing có thể giảm căng tức ngực và viêm vú

Mevabe.tintre.net

Chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức cần thiết dành cho phái đẹp

comments powered by Disqus