.

Những biện pháp ngăn ngừa bệnh loãng xương ở người cao tuổi

 Bệnh loãng xương ở người cao tuổi là bệnh lý phổ biến chỉ xếp sau các bệnh lý về tim mạch. Bệnh loãng xương nếu không được ngăn ngừa sớm sẽ tiến triển nặng hơn theo chiều gia tăng của tuổi tác. Nếu trong gia đình bạn đang chăm sóc người cao tuổi như ông bà, cha mẹ thì bài viết sau đây sẽ rất có ích cho bạn trong việc ngăn ngừa bệnh loãng xương ở người cao tuổi. Cùng xem nhé.

Bệnh loãng xương ở người cao tuổi là gì?

Bệnh loãng xương ở người cao tuổi hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần, điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ. Gãy xương do loãng xương có thể gặp ở bất cứ xương nào, tuy nhiên hay gặp ở xương cột sống, xương đùi, xương cổ tay. Một số xương bị gãy có thể không lành lại được nhất là với người lớn tuổi, trong đó xương cột sống và xương đùi là những xương lành lại rất khó khăn, trong hầu hết trường hợp phải phẫu thuật với chi phí tốn kém.

bệnh loãng xương ở người cao tuổi như thế nào

Bệnh loãng xương ở người cao tuổi tiến triển thầm lặng. Thường người bệnh chỉ cảm thấy đau mỏi người không rõ ràng, giảm dần chiều cao, gù vẹo cột sống. Đây là những biểu hiện chỉ được phát hiện sau một thời gian dài. Nhiều trường hợp chỉ phát hiện khi có những biểu hiện gãy xương hoặc bị liệt

Tình trạng loãng xương sẽ càng trở nặng hơn khi về già. Do độ tuổi này, mật độ xương không đảm bảo đủ mức cho phép để bảo đảm xương cứng chắc như lúc ở tuổi trưởng thành.

Nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Bệnh loãng xương là căn bệnh “tích tụ” theo thời gian, điều đó có nghĩa là bệnh diễn biến thầm lặng từ rất râu, đến khi xế chiều thì bộc phát thành căn bệnh loãng xương ở người cao tuổi. Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh từ rất sớm như sau:

  • Lối sống sinh hoạt không hợp lý, ít vận động

  • Thường xuyên mang vác các vật nặng, lao động vất vả 

  • Có chế độ dinh dưỡng thiếu canxi

  • Lượng canxi cho quá trình tạo xương lúc trẻ không được bổ sung đầy đủ, dẫn đến việc khi về già, cùng với sự lão hóa, quá trình tạo xương giảm xuống và quá trình hủy xương diễn ra nhanh, mạnh khiến cho mật độ xương giảm sút, làm cho xương giòn và yếu, giảm sức chịu lực và dễ gãy hơn.

Triệu chứng bệnh loãng xương ở người cao tuổi
Triệu chứng của bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Sớm phát hiện các dấu hiệu và triệu chứng của loãng xương càng sớm để có thể có giải pháp khắc phục từ dinh dưỡng hoặc điều trị y tế sẽ giúp người cao tuổi tránh được các rủi ro từ bệnh tật. Những triệu chứng của bệnh loãng xương ở người cao tuổi có thể nhận thấy qua những biểu hiện sau:

  • Đau nhức xương khớp, đặc biệt là những ngón tay có cảm giác đau nhức, mỏi rã rời từ đầu xương chạy dọc theo xương dài. Ngoài ra còn có cảm giác uể oải, tê buốt thỉnh thoảng bị đau như bị con gì đó đang cắn trong xương.

  • Đau ngang thắt lưng hoặc lan sang một hay hai bên mạn sườn. Đau dọc cột sống và kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống, giật cơ mỗi khi thay đổi tư thế.

  • Một triệu chứng khá rõ ràng và có thể quan sát được của bệnh loãng xương ở người cao tuổi  là giảm dần chiều cao của cơ thể kèm với cảm giác đau ở vùng lưng (cột sống ngực) và thắt lưng. Khi nặng hơn sẽ thấy gù lưng và dáng đi khòm.

  • Đối với những người ở lứa tuổi trung niên, loãng xương thường đi kèm với các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp, cao huyết áp,…

Cách ngăn ngừa bệnh loãng xương ở người cao tuổi

Bệnh loãng xương ở người cao tuổi nếu không được ngăn ngừa từ sớm sẽ là căn bệnh đi cùng với những đau đớn, bất tiện cho ông bà, cha mẹ. Hãy giúp họ cải thiện tình trạng xương khớp thông qua chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học như sau nhé:

  • Ăn khẩu phần giàu canxi hoặc bổ sung canxi mỗi ngày: Sữa và các chế phẩm từ sữa có hàm lượng canxi cao, lại tương quan thích hợp với phospho và magiê nên dễ đồng hóa và được sử dụng hoàn toàn trong cơ thể. Những loại hải sản đều có chứa hàm lượng canxi khá cao, đặc biệt tôm nhỏ ăn cả vỏ là nguồn cung cấp canxi dồi dào. Ngoài ra đậu đỗ, đậu nành, giá đổ,..cũng là những thực phẩm giàu canxi rất tốt để bổ sung cho ông bà, cha mẹ trong bữa ăn hàng ngày.

Khẩu phần ăn hợp lý dành cho người cao tuổi
  • Ngoài canxi thì vitamin D cũng rất cần thiết để tăng cường hấp thu canxi ngăn ngừa căn bệnh loãng xương ở người cao tuổi. Nên khuyến khích người già tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sớm, kết hợp với luyện tập thể dục nhẹ như dưỡng sinh hoặc yoga sẽ rất có ích.

  • Điều quan trọng là người cao tuổi phải thường xuyên được thăm khám định kỳ để đo loãng xương, kiểm tra mật độ xương bạn nhé.

>>> Xem thêm về cách chăm sóc người bệnh nằm lâu tại đây

Bệnh về xương khớp không chỉ là căn bệnh của tuổi già mà giờ đây bệnh ngày càng phổ biến ở cả độ tuổi trung niên hoặc giới trẻ. Hãy cùng thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý và rèn luyện thể dục thể thao để tránh được căn bệnh loãng xương ở người cao tuổi khi bạn cũng bước sang tuổi xế chiều nhé.

a

Mevabe.tintre.net

Chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức cần thiết dành cho phái đẹp

comments powered by Disqus