Trong 10 phụ
nữ ở độ tuổi sinh nở, sẽ có 1 người bị lạc nội mạc tử cung. Bệnh thường khó
phát hiện và chữa trị phức tạp, nhưng vẫn có thể.
Mạc tử cung
là lớp màng niêm mạc lót thành cổ tử cung. Trong thời gian hành kinh, dưới tác
động của hormone buồng trứng lớp nội mạc tử cung bong vẩy rồi thoát ra khỏi cơ
thể qua âm đạo. Nhưng, vì lý do nào đó, tế bào nội mạc tử cung thay vì được đẩy
ra ngoài qua huyết kinh thì chúng lại vào ngược trở lại vòm bụng qua đường vòi
trứng, đường mao mạch, bạch huyết rồi bám vào các cơ quan khác, dẫn đến hiện
tượng viêm mạn tính tại đó. Quá trình này gọi là lạc nội mạc tử cung.
Lạc nội mạc tử cung thường khiến chị em phụ nữ đau bụng dưới |
Dấu hiệu phát hiện lạc nội mạc tử cung
Khó có thể
phát hiện viêm nội mạc tử cung bằng dấu hiệu nhìn thấy được vì mỗi bệnh nhân
lại có những dấu hiệu phản ứng khác nhau khi có “vật thể lạ” trôi lạc trong cơ
thể. Một số dấu hiệu trở nên rõ ràng hơn khi viêm mạc tử cung trở nên nặng hơn
như đau bụng dưới trong kỳ hành kinh và rụng trứng, đau bụng dưới cả lúc quan
hệ vợ chồng, khi tiểu tiện đau buốt. Ngoài ra, còn có hiện tượng rối loạn kinh
nguyệt. Nếu lớp niêm mạc trong hậu môn hay hay bàng quang, máu có thể có trong
nước tiểu và phân. Còn nếu lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng, vòi trứng sẽ gây ra
hiện tượng khó thụ thai.
Lạc nội mạc tử cung vùng chậu |
Về mặt xét
nghiệm, khám sức khỏe viêm mạc tử cung khá phức tạp khi kiểm tra. Đến nay, các
bác sĩ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể cho hiện tượng này. Nếu là bác sĩ
giàu kinh nghiệm, họ có thể nghi ngờ khi chỉ số CA-125 trong máu cao. Hoặc khi
siêu âm có thể tìm thấy “vật thể lạ” bám trong niệu quản, bàng quang, hậu môn.
Hiện nay, nội soi được đánh giá là đáng tin cậy nhất để chắc chắn bệnh nhân có
phải mắc nội mạc tử cung hay không, kể cả mầm lạc nội mạc tử cung rất nhỏ vẫn
có thể phát hiện ra.
Điều trị lạc nội mạc tử cung
Hội Y học
Tái sản xuất Mỹ phân loại 4 mức độ lạc nội mạc tử cung. Độ I là nhẹ nhất, độ IV
là nghiêm trọng. Dựa vào vị trí khu trú và diện tích ổ bệnh mà xác định thuộc
mức độ viêm nội mạc nào để có cách điều trị phù hợp.
Mức độ I, II
thường được chỉ định dùng thuốc hormone để “đánh lừa”. Chẳng hạn, dùng thuốc
ngừa thai hormone để kiểm soát kỳ hành kinh theo ý muốn, sẽ đẩy máu kinh vào
một ngày không phải trong kỳ kinh nguyệt bình thường khiến tế bào nội mạc tử không
thể di chuyển ra ngoài tử cung. Ngoài ra, bác sỹ cũng sẽ dùng thêm những thuốc
làm hạ nồng độ estrogen bằng cách giới hạn hoạt động của buồng trứng hoặc gây
biến đổi hormone đặc trưng của hiện tượng có thai.
Mức độ III, IV buộc phải tiến
hành phẫu thuật nội soi. Vị trí lớp viêm nội mạc tử cung khu trú sẽ ảnh hưởng
rất lớn đến độ phức tạp của việc phẫu thuật, thậm chí, có những trường hợp buộc
phải cắt bỏ một phần như bàng quang, ruột già hoặc toàn bộ cơ quan bị xâm lấn. Điều
đáng lưu ý là lạc nội mạc tử cung có thể xuất hiện trở lại – ngay cả khi vừa
phẫu thuật xong. Không hiếm những trường hợp sau khi phẫu thuật chữa trị lạc
nội mạc tử cung, 3 tháng sau lại phát hiện thêm một “ổ” viêm nội mạc tử cung
khác xuất hiện. Do đó, tiến triển của lạc nội mạc rất phức tạp mà bệnh nhân
càng theo dõi định kỳ để kịp thời phát hiện những tàn dư còn sót của tế bào lạc
nội mạc tử cung trong cơ thể.
Điều trị nội soi lạc nội mạc tử cung |
Thống kê cho
thấy trung bình trong 4 người phụ nữ khó thụ thai, sẽ có 1 người có nguyên nhân
do nội mạc tử cung gây ra. Hiện tượng này là do lớp màng niêm mạc đã “bịt” lấp
vào buồng trứng hoặc vòi trứng, hoặc cả 2 cùng lúc khiến cho trứng khó có cơ
hội di chuyển ra ngoài để tiếp xúc với tinh trùng, bắt đầu thụ thai.
Viêm nội mạc
tử cung là một chứng bệnh phức tạp đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân để phòng
tránh. Điều tốt nhất đối với chị em phụ nữ cần làm là nên theo dõi tình trạng
sức khỏe sinh sản của mình thường xuyên, cũng như lưu tâm những bất thường khi
quan hệ tình dục, tiểu tiện, đau bụng dưới,…để có những dự đoán, kiểm tra đúng
lúc, phù hợp, tránh những di căn nghiêm trọng các sẽ xảy ra do chậm trễ.