Vì
ranh giới giữa những biến đổi cơ thể và tâm lý ở từng giai đoạn của thai nghén
với trạng thái coi là bệnh lý rất mong manh: Cảm giác buồn nôn về sáng có thể
chuyển thành nôn nặng, sưng nề ở mặt có thể do giữ nước nhưng cũng có thể báo
hiệu bệnh huyết áp cao, mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm,…
Giúp
vợ vượt qua những thách thức của thời kỳ mang thai có vai trò quan trọng của
người chồng. Thời kỳ mang thai của phụ nữ bắt đầu từ khi tinh trùng và trứng kết
hợp tạo nên một tế bào và một loạt những sự kiện khác thường sẽ diễn ra ở cơ thể
người phụ nữ. Tế bào trứng đã thụ tinh nói trên sẽ phân chia liên tục để trở
thành phôi thai rồi thai nhi trưởng thành. Khi được khoảng 9 tháng thì thai đã
có hàng tỷ tế bào nhiều loại. Trong thời gian này, cơ thể người mẹ phải cung cấp
thức ăn và hooc môn để giúp cho thai phát triển. Một cơ chế gien học đã chi phối
mọi diễn biến sinh lý xảy ra trong suốt kỳ thai nghén; có nhiều phụ nữ trải qua
thời gian thai nghén nhẹ nhàng, khỏe mạnh nhưng nhiều người khác lại gặp những
sự cố khó chịu, đáng lo.
Trong
ba tháng đầu kỳ mang thai, những cơ quan chính của thai hình thành (tim, phổi,
não bắt đầu hình thành). Khoảng hai tuần sau khi trứng đã làm tổ trong lớp nội
mạc của tử cung thì cơ thể bắt đầu thay đổi – những thay đổi còn sớm hơn cả tét
thai nghén và thậm chí thầy thuốc có khám cũng chưa dám khẳng định. Một số thay
đổi sớm do hooc môn của thai và của chính cơ thể người mẹ gây ra
Suy nghĩ quá nhiều trong thời kỳ
mang thai
Thai
nghén thay đổi thể chất và cả tâm lý của người mang thai. Người mẹ tương lai
thường lo âu, suy nghĩ những dự tính như chuẩn bị phòng ngủ cho con (dọn dẹp,
trang trí, nôi trẻ…), lo những việc sẽ giúp mình hồi phục sau đẻ để chăm sóc
con.
Hay quên và khó tập trung chú ý
Trong
ba tháng đầu, trạng thái nghén (mỏi mệt và buồn nôn) có thể làm cho phụ nữ uể oải,
kém linh lợi, kể cả những phụ nữ không phải làm việc gì nhiều cũng cảm thấy khó
tập trung chú ý và hay quên, có lẽ vì quá quan tâm đến thai và vì những thay đổi
về hooc môn. Dường như mọi việc đều trở nên ít quan trọng, trừ đứa con trong bụng
và ngày sắp sinh đẻ. Để khắc phụ trạng thái tâm trí không tập trung này, nên
ghi lại những việc cần nhớ.
Tính tình thay đổi thất thường
Nếu
sự thay đổi tâm trạng, tính tình tiền kinh nguyệt là 1 thì và trong thời kỳ
thai nghén, sự thay đổi này tăng lên gấp 5 – 10 lần. Tính khí thay đổi thất thường,
hay cáu gắt, khó chịu và dễ xúc động
Có
đến gần 10% chị em mang thai rơi vào trạng thái trầm cảm. Nếu thai phụ có dấu
hiệu mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc, thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt
thì nên tham vấn bác sĩ
Ra kinh trong lúc mang thai
Nhiều
người cho rằng mang thai sẽ không còn ra máu kinh, nhưng thực tế vẫn có hiện tượng
này trong thời gian đầu của thai nghén. Máu kinh xuất ra ít, rải rát cho biết trứng
đang làm tổ ở nội mạc tử cung.
Vú to ra và quầng vú sẫm màu
Vú
trương căng lên thường là dấu hiệu đầu tiên về sự có thai; vú nhạy cảm, dễ đau
buốt khi đụng chạm… Sau hai tuần kể từ khi thụ tinh thành công, vú và núm vú to
lên, còn quầng vú thì thẩm màu hơn.
Mỏi mệt, nhức người khi mang thai
90%
phụ nữ mang thai cảm thấy mỏi mệt. Tĩnh mạch chủ dưới – tĩnh mạch lớn vận chuyển
máu từ nửa phần dưới cơ thể về tim – chịu sức ép do tư thế nằm ngửa và sức nặng
tử cung đè lên. Điều đó khiến cơ thể khó
tuần hoàn máu gây mỏi mệt. Trong những tuần đầu, cơ thể sản xuất máu nhiều hơn
để nuôi thai buộc tim làm việc nhiều hơn. Ngoài ra, những bộ phận khác cũng phải
thay đổi nhanh chóng để nuôi thai. Những thay đổi cùng lúc này khiến cơ thể
chưa kịp thích nghi gây ra cảm giác mệt
mỏi
Thói quen ăn uống thay đổi
Nhiều
phụ nữ mang thai thường buồn miệng. Họ thậm chí ăn cả đất gạch để chống lại cảm
giác buồn nôn. Nhiều người bình thường không thèm chua nhưng có thai lại thay đổi
hooc môn gây nhạt miệng muốn ăn chua, ăn ngọt,…
Buồn nôn và nôn
Dường
như triệu chứng buồn nôn và nôn trở nên quá quen thuộc và đôi khi là nỗi sợ hãi
của nhiều chị em khi mang thai. Ngay khi mới ngủ dậy là thời điểm dễ buồn nôn. Thời
kỳ này có thể kéo dài đến 14 – 16 tuần.
Nếu
hiện tượng nôn mửa không diễn ra nhiều và nghiêm trọng gây mất nước, mất chất
điện giải thì có thể xem là bình thường nhưng nếu thai phụ mất sức, gầy ốm do
nôn mửa quá nhiều thì cần báo với bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân. Không nên tự
uống thuốc chống nôn hoặc áp dụng các cách chống nôn không có cơ sở khoa học vì
trong 3 tháng đầu là giai đoạn cực kỳ nhạy cảm với thai nhi.
Đi tiểu nhiều và tiểu són.
Thai
lớn gây sức ép lên bàng quang khiến thận chịu áp lực, khó kiểm soát, trở nên nhạy
cảm hơn. Người mang thai có thể tiểu són khi hắt hơn, cười to, hay ho.
Tăng cân khi mang thai
Tăng
cân khi mang thai là điều tất yếu. Trọng lượng sản phụ có thể tăng từ 10 – 12 kg
trong 9 tháng nhưng trong 3 tháng đầu, thú vị là cân nặng của người phụ nữ chỉ
tăng từ 1 – 2 kg.
Vận động khớp yếu hơn
Hooc
môn relaxin được bài tiết tập trung cho vùng xương vệ và cổ tử cung, chuẩn bị
cho kỳ sinh đẻ trong suốt thời kỳ có thai. Relaxin làm dây chằng dẻo dai, mềm mại
hơn. Điều đó khiến người mang thai kém linh hoạt, dễ bị sang chấn, ngoại trừ
các khớp nối ở tiểu khung, đầu gối, từ thắt lưng trở xuống.
Tử cung thay đổi
Hai
tuần đầu khi bắt đầu thụ thai, tử cung đã thay đổi; nội mạc tử cung dày lên.
Các mạch máu trong lớp nội mạc to ra. Với người có thai lần đầu, thể tích tử
cung áng chừng bằng quả lê. Sau đó, cổ tử cung phát triển vừa đủ cho thai lớn đủ
tháng.
Theo
Bác Sĩ Đào Xuân Dung (Tri thức trẻ)