.

10 điều cần biết về đau mắt đỏ

Nếu con bạn thức dậy vào buổi sáng với mí mắt bị kết dính vào nhau hoặc mắt bị đỏ thì đây là bài viết dành cho bạn đấy.

dau mat do

Dưới đây là 10 điểu có thể bạn chưa biết về bệnh đau mắt đỏ:
  1. Tên chính thức của bệnh đau mắt đỏ là viêm kết mạc. Viêm kết mạc đơn giản có nghĩa là sự sưng tấy mô xung quanh nhãn cầu.
  2. Có 4 loại đau mắt đỏ, nhưng chỉ có 2 loại là có khả năng truyền nhiễm.
  3. Một số loại dị ứng có thể khiến mắt bị đỏ và chảy nước mắt. Đó được gọi là viêm kết mạc dị ứng. Cách chữa trị bao gồm sử dụng các loại thuốc kháng histamine (như Benadryl hoặc Zyrtec) hoặc thuốc nhỏ mắt có tính kháng dị ứng đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ.
  4. Việc tiếp xúc với các chất hóa học cũng có thể gây đau mắt đỏ không truyền nhiễm. Tránh xa những chất gây kích ứng và chườm nóng mắt sẽ giúp trẻ cảm thấy đỡ hơn.
  5. Những loại đau mắt đỏ truyền nhiễm thường do vi rút hoặc vi khuẩn gây ra.
  6. Nếu đau mắt đỏ gây ra bởi một loại vi rút (thường là adenovirus), các chữa trị duy nhất chính là thời gian. Vâng, con bạn sẽ có thể dễ dàng lây bệnh cho người khác cho đến khi khỏi hoàn toàn.
  7. Nếu đau mắt đỏ gây ra bởi nhiễm khuẩn, nó có thể được chữa trị bằng cách sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng sinh hoặc thuốc uống kháng sinh (nếu đau mắt đỏ đi kèm viêm xoang và/hoặc viêm tai). Con bạn sẽ có khả năng lây bệnh cho người khác cho đến khi đã được nhỏ mắt hoặc uống thuốc sau 24 giờ.
  8. Nếu con bạn lớn hơn hai tuổi, bé có khả năng bị đau mắt đỏ do vi rút cao hơn. Đau mắt đỏ do vi rút thường gây chảy nước mắt và cảm giác có cái gì đó cồm cộm trong mắt. Nó cũng có thể đi kém với viêm họng (do cùng một loại vi rút gây ra - có nghĩa là không có loại thuốc kháng sinh nào có thể chữa được).
  9. Nếu con bạn dưới hai tuổi, bé có khả năng bị đau mắt đỏ do vi khuẩn cao hơn. Đau mắt đỏ do vi khuẩn thường gây ra gỉ mắt. Khoảng 30% trẻ em dưới hai tuổi bị đau mắt đỏ đi kém với viêm xoang hoặc viêm tai. Điều đó có nghĩa là bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tức.
  10. Đau mắt đỏ lây qua đường ho và nước mũi, tiếp xúc trực tiếp với gỉ mắt, và tiếp xúc với những nơi mà người bị đau mắt đỏ đã chạm vào (như khăn tay, nắm cửa hoặc bàn phím máy tính).
Vậy nếu con bạn được chẩn đoán là bị đau mắt đỏ, cách tốt nhất để tránh lây cho cả nhà là gì? Nếu con bạn đã đủ lớn để nghe theo những chỉ dẫn, hãy khuyên bé nên tránh chạm vào mắt mình. Nếu mắt bị ngứa và bé muốn dụi, hãy dùng một tờ khăn giấy và rửa tay thật kỹ sau khi đã dụi xong. Dĩ nhiên, bé cũng nên dùng một chiếc khăn riêng để lau tay sau khi rửa tay.

Các thành viên khác trong gia đình cũng nên tránh chạm vào miệng, mũi và mắt của mình (đây là một thói quen tốt mà mọi người nên có). Bên cạnh đó, hãy rửa tay thường xuyên. Thời gian ủ bệnh khoảng từ 2014 ngày trước khi người tiếp theo bị bệnh - vì vậy nếu cả nhà bạn không có ai bị đau mắt đỏ trong hơn hai tuần, bạn có thể yên tâm rồi đấy!

 [Nguồn: Babydeal.vn]

Mevabe.tintre.net

Chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức cần thiết dành cho phái đẹp

comments powered by Disqus